Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.
Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi. Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm ở trong miệng một thời gian dài.
Trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng: lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt, miệng của bé cũng rất hôi.
Các bệnh có thể gây hôi miệng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở họng, viêm phế quản, viêm phổi, thoát vị bẹn hoặc dị ứng theo mùa, một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ. Nếu nôn trớ là thủ phạm thì thường trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái sau ăn.
>>> xem thêm: cạo vôi răng có tốt không
Ngoài ra, một số bệnh, thường kèm theo các triệu chứng gây mùi trong hơi thở: tình trạng nhiễm toan và tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo nên các mùi xêton. Bệnh nhân suy gan, hơi thở có mùi hôi đặc trưng. Do vậy, muốn biết hôi miệng do nguyên nhân gì, cách khắc phục thế nào bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.
Nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.
Hột đậu, đỗ hay một dị vật nào đó mà trẻ nhét vào mũi làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.
Nếu bé thích các món ăn có nhiều tỏi, hành thì chúng có thể là thủ phạm gây ra hơi thở hôi.
ủ phạm có thể là…
Nếu bé yêu nhà bạn có thói quen ngậm ngón tay hoặc vú giả thì đây chính là những “vật trung gian” bổ sung thêm vi khuẩn cho miệng. Núm vú giả cũng thường là “bảo tàng” lưu trữ các mẩu thực phẩm từ các bữa ăn trước đó.
Đôi khi, những bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hay dị ứng theo mùa cũng có thể là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Một số trẻ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc hay nôn trớ cũng thường có hơi thở rất khó chịu.
Nếu bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa điều trị. Hội chứng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như biếng ăn.
Nếu con bạn thích các loại thực phẩm gia vị như tỏi, hành thì hơi thở của bé chắc chắn sẽ không thể thơm tho như khi bú sữa mẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, vệ sinh răng miệng là biện pháp duy nhất trị hôi miệng tận gốc.
Hãy dạy trẻ cách chải răng thật sạch, bạn có thể giúp bé đánh răng hoặc cùng đánh răng với bé ít nhất 2 lần/ngày trước, đặc biệt là trước khi đi ngủ và phải đánh ít nhất là 1 phút cho đến khi bé được 3 tuổi. Ngoài 3 tuổi, thời gian đánh răng tối thiểu phải là 2 phút/lần. Bạn cũng nên khuyến khích bé đánh lưỡi.
Nếu cho bé dùng kem đánh răng thì chỉ nên lấy một số lượng thật ít. Viện Răng hàm mặt nhi khoa khuyến cáo rằng lượng kem đánh răng cho bé trước tuổi đến trường không nên quá 1 hạt đậu, đặc biệt nếu nó có chứa fluor.
Nuốt quá nhiều fluor có thể dẫn tới các đốm trắng trên răng trẻ khi bé lớn hơn. (Hầu hết trẻ sống ở vùng có nước máy đều hấp thụ đủ lượng fluor cần thiết qua nước uống và thực phẩm nấu từ nước này).
Nếu muốn cho bé đánh răng với kem đánh răng, bạn có thể dùng kem đánh răng trẻ em không có fluor hoặc một chút baking soda (pha vào với nước súc miệng trong trường hợp bé không chịu đánh răng với kem đánh răng.
Thường xuyên cho bé đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện sớm các lỗ sâu răng bé xíu. Nếu bé vẫn có hơi thở hôi, hãy đưa bé đến bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
Hãy chắc chắn rằng bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi cho ngón tay vào miệng và cả núm vú giả cũng vậy, cần được tiệt trùng trước khi đưa bé ngậm. Tốt nhất là khuyến khích bé bỏ thói quen này.
Cuối cùng, đừng để bé biết rằng hơi thở mình đang có vấn đề. Hãy cố gắng coi đây là một việc bình thường nếu không muốn bé trở nên tự ti, nhút nhát.
Nước súc miệng chỉ là một giải pháp tình thế và đánh răng vẫn là cách tốt nhất đốiv với các bé.
Khắc phục
- Cho trẻ đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, cạo sạch bẩn ở lưỡi, có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Nên đánh ít nhất 2 phút mỗi lần.
- Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.
- Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét