Răng bị mẻ có thể trám lại để khôi phục răng với hình thể như ban đầu. Tuy nhiên, nên chọn trám răng bị mẻ bằng phương pháp nào tốt nhất, giúp bạn vừa khôi phục được hình thể răng đẹp lại đảm bảo độ bền chắc và ăn nhai lâu dài? Một số thông tin dưới đây hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn một phương pháp trám răng đạt kết quả cao nhất.
>> cách hàn răng
>> làm gì khi bị mẻ răng
1. Trám răng mẻ hiệu quả trong trường hợp nào?
Hàn răng là phương pháp phục hình cho răng mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp răng mẻ nào cũng có thể sử dụng được cách trám răng. Phương pháp này chỉ cho hiệu quả nhất khi tỷ lệ răng mẻ ở mức độ nhất định bởi bản thân chất liệu composite có thể bị bong tróc khi chịu tác động mạnh của lực nhai hoặc kích thích nóng lạnh.
Nếu vết mẻ quá lớn, miếng trám lớn cần đến chỗ bám với chân bám chắc chắn mới có thể duy trì dài lâu được. Bởi thế, khi răng mẻ quá lớn được trám lai sẽ rất dễ bị bong miếng trám do mất chân bám.
Trường hợp mẻ ở rìa răng thì việc trám lai rất khó để đạt được độ thẩm mỹ cao, bởi trên thân răng, rìa răng là phần “mỏng manh” nhất và khó để tạo hình được chắc chắn. Cũng do vị trí rìa răng là phần chịu tác dụng lực trước tiên khi ăn nhai nên miếng trám dễ bị rơi vỡ hơn. Vì thế, trám răng chỉ nên áp dụng trong trường hợp vỡ mẻ nhẹ. Với những trường hợp răng bị vỡ, mẻ mức độ lớn nha sỹ thường chỉ định bọc răng sứ - phương pháp phục hình cho răng đạt hiệu quả lâu dài hơn hàn trám.
2. Các phương pháp trám răng phổ biến
Đối với trám răng bị mẻ, có 2 phương pháp chủ yếu sau đây:
- Trám răng trực tiếp bằng chất liệu trám amalgam, vàng hợp kim, GIC và composite: Phương pháp này tuy thao tác dễ và nhanh, chỉ cần thực hiện 1 lần và khách hàng không phải khám nhiều lần nhưng lại có nhiều nhược điểm. Miếng trám dễ hở kẽ, không bám sít với mô răng thật. Khó tái tạo được hình dạng giải phẫu của răng với các gờ rãnh đặc trưng, không tạo ra được tiếp xúc khít với răng kế cận nên dễ bị dắt thức ăn gây sâu răng hôi miệng. Trám composite còn bị đổi màu theo thời gian, đặc biệt là khi sử dụng các thực phẩm sậm màu nhiều.
- Trám răng bằng giản tiếp phương pháp Inlay và onlay: Đây là phương pháp trám dựa trên kỹ thuật tạo hình miếng trám đúng với hình thể giải phẫu đặc trưng của răng tại vị trí trám. Inlay là kỹ thuật trám đúc nhờ miếng trám được tạo hình nhờ công nghệ chế tạo răng sứ sau khi được lấy dấu hàm chi tiết để thiết kế. Miếng trám này nằm ở bên trong những đỉnh múi răng khi lắp răp hoàn chỉnh. Onlay là cũng là kỹ thuật trám đúc nhưng miếng trám không nằm trong đỉnh múi răng mà bao phủ lên một hoặc nhiều múi răng, có hình thể giống với vị trí cần trám trên răng.
Bác sỹ sẽ tạo xoang trám và lấy dấu răng để gửi về labo chế tạo miếng trám. Sau khi miếng trám được chế tác, nha sỹ sẽ gắn trở lại đúng vị trí mất mô răng. Phương pháp này phức tạp hơn rất nhiều so với hàn trực tiếp và thông thường cần ít nhất 2 buổi hẹn để hoàn thành và chỉ được áp dụng cho những xoang trám lớn như răng hàm.
Tại Nha khoa Hoàn Mỹ, công nghệ hàn răng Le.Max của Hoa Kỳ sẽ giúp khắc phục tình trạng răng mẻ một cách hiệu qảu nhất. Công nghệ mới giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu. Khi đông cứng vật liệu bằng đèn Laser, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.
Để được tư vấn cụ thể hơn với mô hình trực quan trám răng bị mẻ, bạn có thể liên hệ về Nha khoa Hoàn Mỹ theo địa chỉ số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc số điện thoại 0943 776699. Các bác sỹ sẽ tư vấn tận tình và cụ thể cho bạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét